Nổi mụn khi mang thai có phải nỗi ám ảnh của mình bạn?

Nhiều người nghĩ rằng đã có thể tạm biệt những năm tháng “mặt mụn” khi đã qua tuổi dậy thì, mà không hề biết rằng khi mang thai, tình trạng mụn có thể quay lại và thậm chí còn dày đặc hơn. Nổi mụn khi mang thai là một triệu chứng hầu như mẹ bầu nào cũng gặp phải và ai cũng muốn tìm cách thoát khỏi “cơn ác mộng” này.

Người ta ước tính được rằng có khoảng 50% phụ nữ mang thai gặp tình trạng này mà chủ yếu là trong 3 tháng đầu tiên của thai kì. Vậy nên nếu bạn bị nổi mụn khi mang thai, hãy yên tâm là mình không đơn độc.

Nổi mụn khi mang thai có phải nỗi ám ảnh của mình bạn?

Nhưng không phải tất cả mẹ bầu đều “lấy lại làn da tuổi dậy thì”… đầy mụn. Một số mẹ bầu thấy rằng làn da của mình trở nên mịn màng và rạng rỡ hơn khi mang thai. Điều này nói chung là do sự gia tăng lưu thông máu, tạo ra sự hồng hào cho khuôn mặt. Một phần cũng là do dầu trên da được sản xuất nhiều hơn khi mang thai.

 

Nổi mụn khi mang thai – Mụn trứng cá hình thành như thế nào?

Mụn trứng cá hình thành bởi sự gia tăng sản xuất dầu (bã nhờn) dẫn đến sự hình thành mụn trên mặt. Việc sản xuất dầu quá mức có thể gây bít tắc các lỗ chân lông, vi khuẩn, kết hợp với bã nhờn, tạo ra nhiễm trùng và phản ứng viêm. Chuỗi phản ứng này dẫn đến viêm và mụn mủ đặc trưng.

Nổi mụn khi mang thai có phải nỗi ám ảnh của mình bạn?

Mụn trứng cá có xu hướng xuất hiện chủ yếu trên mặt nhưng đặc biệt là ở “vùng chữ T” bao gồm trán, mũi và cằm. Một số mẹ bầu cũng bị mụn trên ngực và lưng, đặc biệt là trên vai.

 

Nguyên nhân nào gây nổi mụn khi mang thai?

Nguyên nhân chính là do quá nhiều nội tiết tố tiết ra tại thời điểm này, đặc biệt là estrogen và progesterone – hormone giới tính nữ, nhưng cũng có cả testosterone và androgen, các hormone giới tính nam. Những hormone này đóng vai trò trực tiếp trong việc sản xuất bã nhờn. Những thay đổi trong lượng máu tuần hoàn và insulin cũng là nguyên nhân nổi mụn khi mang thai. Những điều này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển em bé, và nó cũng làm ảnh hưởng đến việc sản xuất dầu trên da – thay vì dầu được tiết thường xuyên và vừa đủ thì bây giờ chúng tiết nhiều hơn, gây bít tắc lỗ chân lông và kết quả là nổi mụn khi mang thai.

Nổi mụn khi mang thai có phải nỗi ám ảnh của mình bạn?

Một số mẹ bầu vẫn tin rằng nổi mụn khi mang thai là biểu hiện của việc không làm sạch da đúng cách. Nhưng thực ra không hẳn là như vậy. Mặc dù làm sạch hợp lý và thường xuyên có thể giúp cải thiện mụn trứng cá, nó không phải là yếu tố quyết định tất cả trong trường hợp này. Có nhiều yếu tố gây nổi mụn khi mang thai và rửa mặt chỉ là một trong số những biện pháp.

Trong hầu hết các trường hợp, nổi mụn khi mang thai là kết quả của việc có quá nhiều hormone. Thực ra, điều này là cần thiết để ổn định thai kỳ và hỗ trợ sự phát triển của bé. Nó cũng giúp cung cấp dinh dưỡng cho nhau thai, điều cần thiết để đảm bảo sự phát triển của bé yêu.

Một trong những kích nội tiết tố nam, androgen, có xu hướng tăng cao trong 3 tháng đầu của thai kì và điều này có thể dẫn đến tình trạng nổi mụn khi mang thai ngày càng xấu đi. Điều này cũng có đóng góp đến sự phát triển của tóc khi mang thai.

 

Làm gì để hạn chế nổi mụn khi mang thai?

Nổi mụn khi mang thai có phải nỗi ám ảnh của mình bạn?

  • Rửa mặt bằng sản phẩm rửa mặt dịu nhẹ.
  • Sử dụng nước ấm, không quá nóng.
  • Rửa sạch da thật kỹ và lau khô bằng khăn mềm.
  • Thay khăn và máy giặt vài lần mỗi tuần.
  • Đảm bảo khăn của bạn khô và không bị ướt khi sử dụng.
  • Rửa mặt hai lần một ngày – nếu nhiều hơn thì điều này có thể dẫn đến khô da. Tuy nhiên, sau khi tập thể dục bạn có thể cảm thấy bạn muốn rửa mặt một lần nữa.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm không có dầu. Tránh sử dụng quá nhiều vì dư thừa có thể gây tắc các lỗ chân lông.
  • Tránh phơi nắng. Nhiệt và mồ hôi có thể làm trầm trọng thêm mụn, làm cho nó trở nên tồi tệ hơn.
  • Thay đổi vỏ gối của bạn ít nhất hai lần một tuần.
  • Nếu bạn có mái tóc dài, hãy cẩn thận để nó đừng chạm vào mặt nhé
  • Gội đầu thường xuyên để loại bỏ dầu tích tụ.
  • Uống nhiều nước và tránh uống trà / cà phê.
  • Hãy cẩn thận khi rửa tay, đặc biệt nếu bạn có xu hướng chạm vào mặt.
  • Đảm bảo bạn có chế độ ăn uống lành mạnh và bổ dưỡng.

Điều gì làm nổi mụn khi mang thai tệ hơn?

  • Nặn, gãi hoặc chạm vào mụn. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng và thậm chí là sẹo!
  • Trang điểm trên da với phấn phủ và kem che khuyết điểm dày đặc. Hãy tìm các loại mỹ phẩm không chứa dầu, ít hoặc không gây dị ứng.

 

CumarGold Gel là một sản phẩm dưỡng da mà mẹ bầu nổi mụn khi mang thai thực sự nên tham khảo. Bởi thành phần làm từ thiên nhiên đã được chứng nhận dành cho da mẹ bầu như nano curcumin (tinh nghệ nano), tinh chất quả việt quất, tinh chất lô hội và vitamin E. Sản phẩm được bào chế dưới dạng gel, kết hợp với nano curcumin (tinh nghệ nano với độ tan gấp 7500 lần curcumin có trong nghệ tươi thông thường) giúp cho việc thẩm thấu vào da nhanh hơn, giúp da hấp thu các dưỡng chất tốt hơn.

Nổi mụn khi mang thai có phải nỗi ám ảnh của mình bạn?

Ngoài chức năng dưỡng da hiệu quả như giảm mụn, trị thâm và dưỡng sáng da, CumarGold Gel cũng có thể làm giảm các vết thâm rạn trên bụng của các mẹ bầu, giúp mẹ bầu giữ được làn da đẹp ngay cả sau sinh.

Minh Hạnh



>