Da mặt bị khô sần và ngứa là vấn đề nghiêm trọng về da mà rất nhiều người gặp phải trong mùa hanh khô, do da bị mất nước. Vậy làm thế nào để khắc phục được tình trạng này hiệu quả nhất?
Vì sao da mặt bị khô sần và ngứa?
Theo các chuyên gia da liễu thì có rất nhiều nguyên nhân khiến da mặt bị khô sần và ngứa nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là do lớp hạ bì trên da bị mất nước nhiều. Kết cấu của da chia thành 3 phần, biểu bì, hạ bì và mô dưới da. Mỗi lớp có chức năng khác nhau, khi lớp biểu bì bị tổn thương, liên kết bề mặt da bị đứt gãy dẫn đến thoát nước ở hạ bì.
Khi da bị mất nước liên tục trong thời gian dài thì dẫn đến khô sần, da dễ kích ứng, ngứa rát, sờ sẽ thấy sần sùi. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm da điển hình là Eczema.
Nguyên nhân thứ hai là do da bạn phải tiếp xúc với rất nhiều hóa chất độc hại khác như rửa bát, xà phòng, dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa mạnh, dùng mỹ phẩm kém chất lượng cũng khiến da mặt bị khô sần và ngứa.
Khi gặp tình trạng này thì bạn sẽ thấy 3 dấu hiệu điển hình là: da khô, da sần sùi và bị ngứa da.
Da mặt bị khô sần và ngứa làm sao để khắc phục?
Nếu bạn bổ sung nước hoặc bảo vệ da bằng các loại thuốc mỡ, thuốc nẻ, kem dưỡng ẩm chỉ có thể tăng độ ẩm tạm thời trên da mà không thể trị dứt điểm. Vì thế muốn “xóa sổ” da mặt bị khô sần và ngứa thì cần áp dụng những cách sau:
Tẩy tế bào chết cho da khô sần bằng đường và mật ong
Da mặt bị khô sần dễ bị kích ứng, bong tróc và có nhiều tế bào chết hơn. Khi có nhiều tế bào chết thì việc bạn dùng kem dưỡng ẩm, kem dưỡng da khô cũng không có hiệu quả. Nên bước này là cần thiết.
Dùng nước ấm rửa sạch mặt, xông hơi da trong 5 phút để lỗ chân lông trên da được mở ra.
Trộn 2 thìa café đường kính với 2 thìa café mật ong để tạo thành hỗn hợp. Thoa lên da và massage nhẹ nhàng theo chuyển động của kim đồng hồ trong 2 phút. Rửa sạch mặt bằng nước ấm. Lau khô bằng khăn sạch và thực hiện các bước chăm sóc da khô.
Dùng serum dưỡng ẩm cho da
Để tìm được sản phẩm serum dưỡng ẩm da thích hợp bạn nên tìm đến bác sĩ. Sau khi đã thoa serum dưỡng da thì bạn thoa tinh dầu hoặc kem dưỡng ẩm lên da mặt. Massage nhẹ nhàng trong 2 phút, theo chuyển động tròn, vỗ nhẹ trên da để dưỡng chất thấm vào da. Đây là cách trị da khô hiệu quả lâu dài.
Dùng kem chống nắng hàng ngày
Trong ánh nắng mặt trời có chứa tia tử ngoại kẻ thù hàng đầu cho làn da, là nguyên nhân trực tiếp để gây hại cho da, làm tăng cường các vết rạn nứt trên da, nám da, sạm da.
Vì thế chống nắng là bước quan trọng để ngăn ngừa da mặt bị khô sần và ngứa.Chọn loại kem chống nắng cho da khô và thoa hàng ngày trước khi ra ngoài 30 phút. Nên thoa cả vùng cổ và sau gáy.
Thường xuyên đắp mặt nạ dưỡng ẩm cho da khô
Mặt nạ dưỡng ẩm sẽ vô cùng hiệu quả để cung cấp độ ẩm cho da, bổ sung những dưỡng chất, vitamin cần thiết để da khỏe mạnh và giàu sức sống hơn. Bạn hãy bớt chút thời gian để đắp một số mặt nạ cho da khô sần từ thiên nhiên vừa rẻ vừa an toàn như mặt nạ yến mạch, mặt nạ mật ong, mặt nạ bơ, măt nạ chuối…
Đây là cách hiệu quả nhất để giảm triệu chứng khô và ngứa ra bạn có thể thực hiện hàng ngày dễ dàng.
- Bên cạnh áp dụng các cách trên thì bạn cũng nên tránh hoặc hạn chế trang điểm cho da khô đến khi làn da của bạn phục hồi hoàn toàn.
- Không nên tắm, rửa mặt bằng nước quá nóng hoặc nóng lạnh đột ngột khiến da bị mất nước nghiêm trọng.
- Không dùng xà phòng, sữa tắm có chất tẩy rửa mạnh hoặc mùi hương quá nhiều. Đây là nguyên nhân gây nên bệnh viêm da, lang ben hay eczema.
Trị da mặt khô sần và ngứa có thể sử dụng sản phẩm Cumargold Gel. Nó được chiết xuất từ những thành phần dưỡng ẩm, làm mềm da hiệu quả. Đặc biệt với thành phần chính là Nano curcumin, bào chế dưới dạng Gel thân nước nên khả năng thẩm thấu vào hạ bì da vượt trội. Tinh chiết việt quất trong gel sẽ ngăn ngừa quá trình lão hóa,làm da căng mịn. Vitamin E và tinh chất lô hội dưỡng ẩm, làm mềm mịn cho da, chống nắng cho da.
Cumargold Gel là sản phẩm không thể bỏ qua nếu bạn muốn có một làn da mềm ẩm, căng mịn. Khi thoa gel lên da sẽ kích thích tăng cường trao đổi chất dưới da, thúc đẩy sản sinh, tái tạo tế bào để da tươi trẻ.
This post was last modified on 11 April, 2018 12:22 am