Kim chỉ nam giúp mẹ bầu khắc phục viêm ngứa thai kỳ

Khi mang thai, nhiều chị em phụ nữ gặp phải hiện tượng ngứa và mẩn đỏ. Những nốt viêm ngứa không chỉ xuất hiện ở vùng bụng, ngực, mông, hông hay đùi. Mà còn có thể lan ra toàn thân. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm ngứa thai kỳ và cách khắc phục?

    Những lý do khiến bà bầu bị ngứa khi mang thai

    Bà bầu bị mẩn ngứa khắp người, mề đay, viêm da… là những biểu hiện dị ứng thường xuất hiện khi mang thai. Nó có thể nặng lên trong những tháng giữa hoặc cuối thai kỳ. Giới chuyên môn gọi chung hiện tượng này là viêm ngứa trong thai kỳ.

    Với nhiều phụ nữ, mang thai bị ngứa khắp người chỉ đơn giản do tăng cân đột ngột. Đặc biệt vào những tháng cuối của thai kỳ, cân nặng mẹ bầu tăng lên rất nhanh. Vùng da bụng bị đàn hồi quá mức, giãn căng ra dẫn tới cảm giác ngứa. Hiện tượng này có thể thấy nặng nhất ở vùng bụng, ngực, mông, hông, đùi. Đây chính là những khu vực da có khả năng tăng kích thước nhiều nhất khi mang thai.

    mang thai bị ngứa khắp người

    Viêm ngứa thai kỳ là một hiện tượng các mẹ bầu thường gặp

    Trên thực tế, ngứa da khi mang thai còn do rất nhiều những nguyên nhân khác rất khó xác định. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu nhất vẫn là sự thay đổi nội tiết tố. Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ không ở mức độ ổn định. Mà có thể thay đổi theo từng giai đoạn.

    Sự gia tăng hormone progesterone kích thích tuyến bã nhờn hoạt động và phát triển mạnh mẽ. Bã nhờn bị tích tụ nhiều ngày dưới lớp biểu bì và chưa được đào thải ra ngoài. Điều đó dẫn tới tình trạng bít tắc nang lông và tạo thành nhân mụn, gây nên viêm ngứa.

    Những người có tiền sử da khô hoặc bị dị ứng thức ăn có tình trạng ngứa tồi tệ hơn. Ngoài ra, nếu bạn bị ra mồ hôi nhiều, hoặc mặc quần áo bó sát cũng có thể gặp phải hiện tượng này.

    Như vậy, ngứa bụng khi mang thai là một hiện tượng rất bình thường, hay gặp. Tình trạng này sẽ giảm dần sau khi sinh. Cách khắc phục nó cũng không quá khó khăn. Bạn không nên quá lo lắng bởi có thể xoa dịu được cảm giác ngứa bằng nhiều cách.

    Biểu hiện của viêm ngứa thai kỳ

    Không ít phụ nữ mang bầu thắc mắc và than phiền về những thay đổi trên làn da của mình. Thậm chí, ngay cả những bà mẹ đã trải qua hơn một lần sinh nở cũng không khỏi ngỡ ngàng.

    Bên cạnh thâm nám, rạn da… thì viêm ngứa thai kỳ là một dạng của trứng cá nội tiết. Nhìn bề ngoài, viêm da giống như việc bạn bị mụn trứng cá. Do đó, biểu hiện của hiện tượng này không chỉ đơn thuần là cảm giác bị ngứa khi mang thai. Mà nó còn được thể hiện bởi những nhận dạng như: nốt mụn mẩn đỏ ở xung quanh nhân mụn. Nốt mụn có thể có đầu mủ trắng ở trong. Chúng dễ dàng lây lan ra những vùng xung quanh và nhiễm trùng nếu bạn không giữ vệ sinh da sạch sẽ.

    Vào những tháng cuối của thai kỳ, những sẩn mủ ở nang lông rải rác toàn thân gây ngứa. Tùy thuộc cơ địa mỗi người, các nốt mụn viêm sẽ có đầu trắng, đen. Với vùng quanh lớp biểu bì đỏ hoặc có dấu hiệu hơi sưng khác nhau. Ở nhiều chị em, những nốt viêm mọc dày đặc đôi khi kèm theo hiện tượng sần bì và khô da.

    Tuy rằng hiện tượng này không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, những nốt mụn có thể biến mất ít lâu sau sinh. Nhưng trong quá trình xuất hiện, chúng vẫn gây ra nhiều phiền toái, khó chịu cho thai phụ. Cũng như những trở ngại về tâm lý và thẩm mỹ đáng kể đối vớ làn da.

    Bà bầu ngứa bụng có được gãi không?

    Nhiều người thường băn khoăn bà bầu ngứa bụng có được gãi không. Câu trả lời chắc chắn là không, bạn nhé! Điều cấm kỵ khi xử lý tình trạng mẩn ngứa chính là việc gãi, tác động mạnh lên da. Bạn nhất thiết phải kiềm chế cơn ngứa của mình.

    Bạn tuyệt đối không được tác động nhiều tới các tổ chức viêm như: sờ, nặn, cạy, cào, gãi, chà xát… Thậm chí, bạn cũng không nên chạm vào vùng da viêm ngứa. Tất cả các tác động đó sẽ khiến cho tình trạng viêm da của bạn tiến triển nặng hơn. Vết thương sẽ rất lâu lành và dễ để lại sẹo. Nó không chỉ làm da bạn thêm ngứa ngáy, tổn thương mà còn khiến mẩn ngứa lan rộng, càng gãi càng ngứa.

    bà bầu ngứa bụng có được gãi không

    Tuyệt đối không được gãi khi mắc viêm ngứa thai kỳ

    Khi gãi, bạn sẽ vô tình làm làm tăng tăng sắc tố da. Từ đó khiến vùng da đã tổn thương nay càng tổn thương nặng hơn. Chúng có thể chảy máu, trở nên khó điều trị hoặc để lại di chứng. Để giảm ngứa, hãy đắp túi chườm lạnh hoặc chườm ấm đặt lên vùng da bị ngứa.

    Việc gãi mạnh làm xước da rất có thể dẫn đến nhiễm trùng. Bàn tay và móng tay bạn cần được giữ sạch và cắt ngắn để đảm bảo vệ sinh. Hãy rửa tay thường xuyên để tránh bị nhiễm trùng khi tiếp xúc với chỗ da ngứa.

    Làm gì khi mang thai bị ngứa khắp người?

    Có rất nhiều cách để thoát khỏi viêm ngứa thai kỳ mẹ bầu có thể tham khảo. Chăm sóc da trong thai kỳ theo những bước dưới đây, bạn sẽ sớm thoát khỏi nỗi lo về da. Nó không chỉ hữu ích đối với hiện tượng viêm mà còn nhiều tình trạng khác:

    – Giữ vệ sinh da sạch sẽ, tắm rửa hàng ngày. Không mặc quần áo ẩm ướt, tránh quần áo bó sát. Mặc quần áo rộng, thoáng mát với vải thấm hút mồ hôi tốt sẽ giúp làn da được thở. Đồng thời đón nhận không khí trong lành.

    – Uống nhiều nước cũng là một cách giúp chăm sóc da khi mang thai. Hãy uống đủ nước với lượng cần thiết: 2 – 2,5 lít/ ngày.

    – Ăn nhiều rau xanh, các loại hoa quả để bổ sung vitamin và bảo vệ làn da. Xây dựng chế độ ăn đầy đủ chất. Bạn nên tăng thêm dầu oliu và các thực phẩm giàu Vitamin A: dầu gan cá, gan, trứng, rau quả… Vitamin D có trong dầu gan cá, cá biển, các sản phẩm từ sữa.

    viêm ngứa thai kì

    Ăn nhiều rau củ quả để nhanh lấy lại làn da khỏe mạnh

    – Tránh các loại thức ăn gây dị ứng, thực phẩm cay, đồ chiên xào hoặc các món ngọt như socola. Vì chúng có thể khiến việc tiết chất nhờn trên da trầm trọng hơn.

    – Tránh tắm nước quá nóng. Việc tắm nước quá nóng sẽ khiến da bạn bị khô và làm hiện tượng ngứa trở nên tồi tệ. Bạn nên lựa chọn những loại sữa tắm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên. Các sản phẩm không mùi, không gây kích ứng dành riêng cho da mẫn cảm. Hãy tắm sạch bọt nhờn xà phòng và lau khô người nhẹ nhàng.

    – Hãy nhẹ nhàng rửa mặt 2 lần/ ngày bằng loại sữa rửa mặt dịu nhẹ và rửa lại bằng nước ấm.

    – Nếu tóc bạn nhiều dầu, hãy gội đầu hằng ngày. Đồng thời cẩn thận không để tóc chạm vào mặt.

    – Hạn chế tiếp xúc với chất tẩy rửa, hóa mỹ phẩm, nhất là những loại có hương thơm. Nếu sử dụng mỹ phẩm chăm sóc và dưỡng da, hãy dùng các sản phẩm không dầu. Tìm các loại mỹ phẩm như mỹ phẩm có nền nước, noncomedogenic hay nonacnegenic (không gây bít lỗ chân lông).

    Mẹ bầu chỉ nên sử dụng các loại sữa tắm, kem dưỡng có thành phần dịu nhẹ

    – Không nên sử dụng bất kỳ sản phẩm nào có chứa thành phần benzoyl peroxide, acid salicylic và retinoid. Bởi nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Sử dụng gel bôi chống rạn, kem dưỡng ẩm, các loại mỹ phẩm thân thiện cho làn da mẹ bầu. Sự lựa chọn thông minh chính là các sản phẩm có chứa thành phần tự nhiên như trái cây, mật ong, sữa chua…

    – Nếu những phương pháp trên vẫn không mang lại hiệu quả như mong đợi. Bạn nên đến gặp bác sĩ để được kê toa thuốc.

    Hi vọng với những lưu ý trên đây, mẹ bầu sẽ tích lũy thêm cho mình một vốn kiến thức hữu ích để không còn viêm ngứa thai kỳ. Đồng thời chăm sóc da đúng cách trong giai đoạn mang thai. Giúp bạn tự tin hơn khi sở hữu một làn da không còn mụn và các vấn đề về sắc tố. Từ đó có những phút giây thực sự trọn vẹn bên bé yêu và gia đình nhỏ.



    CumarGold Gel - Liệu pháp làm đẹp da thay thế Nghệ truyền thống

    Sản phẩm dạng Gel, hiệu quả gấp 40 lần Nghệ thường giúp:

    • Mờ thâm nám
    • Dưỡng sáng da
    • Tái tạo tổn thương
    • Ngăn ngừa lão hóa

    Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

    FREESHIP khi mua từ 02 hộp 100ml hoặc 03 hộp 50ml

    Tổng giá: 0đ

    Tổng đài tư vấn miễn cước: 18001796

    >